Thống kê

Số người đang online: 4
Số truy cập hôm nay: 100
Tổng số người truy cập: 815256

Tìm kiếm

Video

Bản đồ

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thầy Ba | 0907. 228. 279
    My status

Chi tiết sản phẩm

Long Mạch Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng

Mô tả chi tiết:
Nếu ai có dịp đi về Quảng Nam đến ngã ba Hương An (huyện Quế Sơn),
     

  theo Quốc Lộ 1A từ Nam đi ra Bắc qua khỏi ngã ba Hương An chừng 700 m có con đường làng rẽ về phía tay trái, di băng qua 1 cái làng, rồi qua 1 cánh đồng sẽ đến khu vực có lăng mộ của Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng.

 
Ngôi mộ tọa lạc trên một cái gò nhỏ, cao khoảng 2 m so với mặt ruộng, phía sau là một gò cao khoảng 20 m, phía sau nữa là căn cứ quân sự núi Quế. Phía trước ngôi mộ thuở xưa là 1 bàu nước nằm cách mộ chừng 10m gọi là Bàu Xanh.
 
Tương truyền rằng Phạm Nhữ Tăng là cháu 4-5 đời của Phạm Ngũ Lão vốn là danh tướng của Triều nhà Lê trên đường vào Nam chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi đã qua đời trên đường trở về, được vua Lê cho mai táng ở Núi Quế, Hương An.
 
Không biết vô tình hay hữu ý mà ngôi mộ đã vào vị trí đắc địa. Có một thầy địa lý sau khi đến xem mộ đã phán rằng:
 
"Bao giờ núi Quế hết cây,
Bàu Xanh hết nước mộ này hết quan"
 
Trong gia phả họ Phạm tại Hương An ghi rằng:
"Mộ tổ Phạm Nhữ Tăng, huyệt Đơn Phụng Hàm Thư"
 
Vài nét về phong thủy của huyệt MộLong mạch núi Quế phát nguyên từ dãy núi Hòn Tàu cao 1200m, chạy qua địa phận xã Quế Hiệp, xuống xã Quế Mỹ đến khu vực Hương An xã Quế Phú thì gặp một con sông lớn là sông Rù Rì (dân địa phương còn gọi là sông Hương An) long đình khí chỉ kết nên huyệt Đơn Phụng Hàm Thư. Thế long mạch đi rất dài, qua nhiều ngọn đồi nhỏ, đến khi kết huyệt thì quay đầu nhìn về sông Hương An (sông Hương An ngày xưa khác với sông Hương An bây giờ đã đổi dòng), phía trước huyệt là một bàu nước (bàu Xanh)có nước đầy quanh năm trong vắt.
 
Huyệt táng trên một gò đất nhỏ hình vuông, mỗi cạnh chừng 5-6m. Gò núi phía sau như con chim phượng chìa mỏ ra ngậm lấy gò đất hình vuông này nên gọi là huyệt Đơn Phụng Hàm Thư
Mộ huyệt tọa Khôn hướng Cấn (kiêm Dần 3 phân), bàu Xanh cũng nằm phía hướng Cấn, nước sông Hương An chảy ôm vòng cách huyệt chừng hơn 100 m từ phải sang trái.
từ lúc mộ táng đến nay cũng đã hơn 400 năm, dòng họ Phạm liên tục phát quan, tính ra được khoảng 20 đời có cả võ quan lẫn văn quan đều là quan lớn qua nhiều triều đại (người viết lúc được đọc qua gia phả họ Phạm thì còn nhỏ nên không thể nhớ hết để kể chi tiết được).
Đến đầu thế kỷ 20, có Tiến sĩ Phạm Nhữ Thuật(*) làm quan trong triều đình nhà Nguyễn sinh được 2 trai 1 gái. Cô con gái về làm Dâu ở vùng Bình Đào, huyện Thăng Bình. Do vùng Bình Đào đất cát khô cằn, cô con gái về xin cha cho khơi một dòng nước từ sông Hương An dẫn về hướng Thăng Bình để làm thủy lợi. Ông Phạm Nhữ Thuật đồng ý. Sau khi khơi kênh nước mới, đến mùa nước lũ, nước khoét sâu lòng kênh tạo thành dòng nước chính làm nước sông Hương An đổi dòng, dòng sông không còn chảy ôm vòng qua trước mộ nước mà thay vào đó là nước bắt đầu chảy ngược từ trái sang phải cùng với dòng chính chảy về huyện Thăng Bình. Về phương diện thủy pháp đã không còn phù hợp với hướng huyệt nữa.
Sau sự cố này, nước Bàu Xanh trở nên cạn khô sau đó bị bồi lấp dần.
Tiến sĩ Phạm nhữ Thuật trở thành vị quan cuối cùng của dòng họ Phạm ở Hương An.
Hai con trai của Phạm Nhữ Thuật, 1 người tham gia quân đội Khố xanh của Pháp lên đến cấp Đại úy thì bị chết trận, người còn lại chơi bời bán dần gia sản, cuối cùng về quê làm nghề cày cấy.
Từ cầu Hương An đi ngược sông Rù rì lên chừng 2 KM đến địa phận xã Quế Cường có 1 ngọn núi nhỏ gọi là núi Chùa . Long mạch của núi Chùa xuất phát từ hướng Tây (1 chi long của Trường Sơn), chạy qua nhiều vùng của Quế Sơn, đến Núi Nhím, (phía Tây của núi Chùa độ chừng 1 KM) Sơn mạch chạy đến núi Chùa thì long ngoi lên ngoảnh đầu ra uống nước sông Rù rì (hay sông Ly Ly). Sông rù rì chảy đến đoạn núi Chùa thì dòng chảy uốn lượn rất hữu tình . Ngay miệng long nơi núi Chùa ngoảnh ra, dòng sông có 1 vực sâu gọi là vực Cơm . Vực cơm nước tụ , sâu thăm thẳm, trong xanh rất đẹp, ngày trước khi bị tàn phá những loại cá quí của sông Rù rì hay tụ về sống ở vực cơm (có lẽ cũng vì vây mà bị tàn phá). Vực Cơm nước tụ nhưng không dơ dáy, vì dòng nước sông nơi đây chảy ôm lấy vực Cơm bên bờ nam .
Ngày trước trên núi Chùa có 1 ngôi chùa (vì vậy mà gọi núi chùa), cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp lắm . Sau chiến tranh, người ta làm đường kinh thủy lợi (kinh số 1) từ đập Cao Ngạn (Thăng Bình) chạy cắt ngang giữa núi Chùa và núi Nhím - Cắt ngang cổ rồng . Nơi núi Chùa ngỏanh ra sông cũng bị 1 đường kinh nhỏ hơn (kinh số 3) cắt ngang giữa núi Chùa và vực Cơm ( cắt ngang miệng rồng) .
Long mạch bị băm nát, vùng này trở nên cằn cỗi, trên núi Chùa chỉ có những cây nhỏ khô cằn sống .ngôi chùa bị phá , không ai trông coi . Phía tay trái của miệng long , sông Rù rì sụt lỡ, chính quyền cho trồng cây để ngăn đất lỡ nhưng vẫn bị . Bờ sông đất lỡ ăn sâu vào đất liền . Người địa phương bây giờ gọi nơi này là Hố Lỡ . Những tảng đá lớn bằng phẳng bên vực Cơm bây giờ hầu như biến mất , những mỏm đá nhọn hoắt tua tủa mọc lên làm khúc sông này giống như 1 bãi chông . Sông rù rì bây giờ cạn nước , không còn như xưa nữa .
Xã Quế Cường nằm giữa hai hộ long ,núi Chùa và núi Quế (anh ThiênViệt đã nói ở trên về núi quế) , hướng ra sông Rù rì . Tuy không phải là nơi phát lớn nhưng cũng đã từng là xóm làng trù phú (nên xưa gọi là Phú Cường) .
Xã Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình nằm ở sát biển có con sông Trường Giang chảy ngang, con sông này là sông tự nhiên. Phía trên Bình Đào về hướng Tây Bắc giáp với Quế Sơn có lẽ là Bình Sa hoặc Bình Minh, đây là vùng mà Thiên Việt muốn nói ở trên.
 
Con sông Rù Rì rộng lớn ngay cầu Hương An xưa chính là con kênh thủy lợi nhỏ được cô con gái họ Phạm cho khơi, sau vì nước lũ mà chảy phá thành sông Hương An bây giờ.
Còn sông Hương An (sông tự nhiên)thuở xưa: nếu đi từ huyện lỵ Quế Sơn đi xuống Hương An, gần đến Hương An (cách Hương An chừng chưa đến 1 km) thì có một cái cầu bắt qua 1 con rạch nước chảy từ bên trái chảy qua, đây chính là sông Rù rì ngày xưa nước chảy từ phải sang trái vòng xuống Mộc Bài rồi mới ôm vòng về Thăng Bình, nay nước đã đổi dòng nên chảy tuột xuống cầu Hương An, còn dòng sông sông cũ lâu ngày cạn và thu hẹp dần thành một con rạch nhỏ.
 
Ngôi mộ của Danh tướng Phạm Nhữ Tăng thì có từ thời vua Lê Thánh Tông đi vào Nam chinh phục Chiêm Thành (Thiên Việt sẽ đi tìm các tài liệu lịch sữ như Việt Nam Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư để tra cứu lại niên hiệu. Trên mộ cũng có ghi thời gian táng tuy nhiên TV không ghi chép lại), kết phát được hơn 20 đời chỉ tàn cuộc vào thời nhà Nguyễn.
Phong thủy của lăng mộ bà Đoàn Quý Phi
Từ ngã ba Nam Phước (trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đi về hướng Trà Kiệu, qua cầu Chìm đi lên chừng 1-2 km, có con đường rẽ trái vào chừng 1 km nữa là tới khu lăng mộ của Bà Đoàn Quý Phi nay là Di tích văn hóa của tỉnh Quảng Nam.
Khu lăng mộ rộng chừng 1500 m vuông, xây dựng cầu kỳ nhưng không quy mô, ở giữa là ngôi mộ bằng đá, xung quanh mộ là một la thành, giữa la thành và mộ được tráng vôi rất cứng.
Phụ mẫu sơn của huyệt mộ là một dãy núi lớn chạy song song với núi Hàm Rồng(Duy Xuyên), nằm sâu vào bên trong một chút, đỉnh cao nhất của núi ước chừng 300 m, khi lực vô cùng hùng hậu, hình thế núi nhấp nhô như rồng cuộn. Hướng núi chạy thẳng về hướng huyệt, trước khi kết huyệt khởi phục chừng 4-5 lần, trong quá trình khởi phục có hộ sơn đưa đón lúc thì quay qua trái, lúc quay qua phải trông rất đẹp.
Đến vị trí kết huyệt, trước khi vào huyệt là một tiểu khởi nhỏ cao chừng 4-5 m triển kiên khai diện thành 1 cái oa có chiều rộng khoảng 1500m vuông, lăng mộ được xây trong cái oa này.
Bên trái của huyệt mộ là một đồi cao chừng hơn 4 m nhưng không dài che chắn bên tay trái làm thanh long, bên phải của huyệt mộ là một đồi thấp cao chừng dưới 1 m nhưng kéo dài ra phía trước chừng 300m, hình thế cuộn khúc thò ra nhiều chân nhỏ ôm về phía huyệt.
Về tầm vóc phong thủy của huyệt mộ thì tuy không có long hổ chia làm nhiều tầng bao bọc nhưng khí lực của long gia cực kỳ hùng hậu, điểm huyệt lập hướng theo phương pháp Ngũ Quỹ vận Tài cục (Khôn thủy, Tân Long tọa Canh hướng Giáp) nên nếu phát có thể giàu sang tột bực, mà Đế vương chẳng qua là người giàu nhất thiên hạ mà thôi.
Hiện nay lăng mộ đã được tu chỉnh lại, được công nhận di tích văn hoá của Tỉnh và được bảo vệ.